Lưu kho vải vóc cần lưu ý những điều gì?
Trở thành quốc gia lớn thứ hai xuất khẩu may mặc trên Thế giới, kéo theo nhu cầu kho vải vóc ngày càng tăng cao, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt trong vấn đề sử dụng và bảo quản hệ thống kho hàng này. Dưới đây là 5 lưu ý khi lưu kho vải vóc, hy vọng sẽ đem lại nguồn tin hữu ích để bạn vận dụng vào thực tiễn.
Phân loại
Vải vóc thường có nhiều mẫu mã, kích cỡ khác nhau, việc phân loại tạo tiền đề để xây dựng phương án sắp xếp hợp lý, ngoài ra chúng còn giúp khâu giám sát, kiểm kê diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Lưu ý: Sau khi vải được phân theo nguồn gốc hay chủng loại nên được cuộn vào bao nilong hạn chế tiếp xúc với môi trường ngoài.
Sắp xếp hợp lý
Vải có tính hút ẩm cao nếu không may bị dính nước hoặc trong điều kiện ẩm thấp từ 7 ngày chúng dễ nảy sinh nấm mốc, không nên đặt chúng chồng chất lên nhau ở mật độ quá dày.
Sắp xếp hợp lý, giãn đủ không gian trống là giải pháp thông minh hơn bao giờ hết.
Lưu kho vải vóc
Để tận dụng hiệu quả không gian hiện có, vừa hạn chế rui ro để vải tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài, vải vóc nên được lưu kho trên giá kệ để vải.
Chúng nên là những giá đỡ được sản xuất hoàn toàn từ sắt thép sơn tĩnh điện khả năng chống nấm mốc cao. Thông qua giá kệ, vải vóc nằm gọn trên hệ thống, có thể chồng lên nhau dưới mật độ tiếp xúc vừa phải, an toàn tuyệt đối.
Điều kiện kho
Bên cạnh duy trì một nhiệt độ thích hợp, kho vải cần tránh sáng trực tiếp từ mặt trời hoặc ảnh hưởng nhiệt độ cao vì như thế vải dễ bị mục.
Một số giải pháp khắc phục như áp dụng các biện pháp hút chân không, trang bị hệ thống quạt gió, máy hút ẩm… nên nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức.
Thường xuyên kiểm tra kho hàng
Đảm bảo những chỉ tiêu trên đây đều ở trong trạng thái bình thường, kho hàng nên được kiểm kê thường xuyên.
Kiểm tra kho hàng còn giúp người vận hành nắm vững các thông tin như số lượng vải trong kho, mức độ an toàn cũng tỷ lệ hư hỏng, từ đó nhanh chóng đưa ra kế hoạch mới hay phương thực xử lý kịp thời.
Thời gian kiểm kê có thể thực hiện trên tuần, tháng hoặc quý tùy vào mật độ và phương thức xuất nhập hàng của từng kho hàng cụ thể.
Comments