top of page
mar2eurorack

Vận tải đa phương thức là gì? Ưu và Nhược điểm

Vận tải đa phương thức là hình thức vận chuyển cho phép hàng hóa được vận chuyển ít nhất bằng hai phương thức chuyên chở nhằm rút ngắn thời gian giao nhận, tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh.

Mỗi phương thức vận chuyển có những ưu và nhược điểm riêng. Việc kết hợp giữa các phương thức phụ thuộc vào tính chất ngành hàng yêu cầu. Ở khía cạnh khác, hình thức vận tải đa phương thức đòi hỏi cao về cơ sở vật chất, điều kiện giao thông thuận lợi.



Dưới đây là một số hình thức vận chuyển độc lập được ứng dụng phổ biến hiện nay:

1. Vận tải đường bộ

Hình thức vận tải phổ biến tiết kiệm được nhiều thời gian lẫn chi phí. Hàng hóa bốc xếp bằng nhân công giảm tối đa chi phí thuận tiện với nhiều ngành hàng hiện nay.

Nhược điểm

Cản trở từ điều kiện giao thông như kẹt xe, rủi ro an toàn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian giao hàng.

Khối lượng hàng vận chuyển còn nhiều hạn chế so với phương thức vận chuyển bằng đường biển hoặc đường sắt.

Phụ phí qua có trạm thu phí.

2. Vận tải đường sắt

Giá cước vận tải đường sắt thấp hơn so với các loại hình vận chuyển khác. Phương thức vận chuyển này còn hỗ trợ chuyên chở hàng nặng trên những tuyến đường xa độ an toàn đảm bảo.

Nhược điểm

Chỉ hoạt động trên những tuyến cố định và thường phải kết hợp với các phương thức vận chuyển khác.

Ứng dụng trên lộ trình di chuyển có sẵn tuyến đường cố định do đó tính linh hoạt không cao.

3. Vận tải đường biển

Tăng tính cạnh tranh về giá và chất lượng hàng hóa có thể vận chuyển hàng khối lượng nặng quy mô lớn.

Chi phí vận chuyển thấp, an toàn tuyệt đối cho hàng hóa vì đường lưu thông trên đường biển rộng nên ít xảy ra va chạm.

Thúc đẩy hoạt động giao lưu hàng hóa giữa các nước nhờ tuyến đường biển rộng lớn.

Nhược điểm

Chỉ hiệu quả khi kết hợp với hình thức vận tải đường bộ.

Thời gian vận chuyển chậm, chịu nhiều rủi ro bởi điều kiện thời tiết.

4. Vận tải đường hàng không

Tốc độ nhanh, rút ngắn tối đa thời gian vận chuyển chính đặc trưng của phương thức vận tải bằng đường hàng không.

Nhược điểm

Chi phí đắt đỏ. Thủ tục hải quan phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Hình thức chuyên chở này thường có sự hạn chế về số lượng lẫn trọng lượng hàng hóa.



Thực trạng vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Tiềm năng trong hoạt động xuấy nhập khẩu là chất xúc tác khiến vận tải đa phương thức ngày càng có tốc độ ứng dụng mạnh mẽ.

Nói một cách chính xác hơn, hầu hết các mặt hàng trong tương lai đều sẽ sử dụng phương thức vận chuyển này nếu muốn bứt phá về mặt tốc độ lẫn mức ngân sách có thể tiết kiệm được.

1. Mô hình vận tải đường bộ kết hợp đường sắt

Tất nhiên, lợi thế từ sự kết hợp lý tưởng giữa tính cơ động của giao thương đường bộ cùng với sự an toàn, hạn chế rủi ro chậm trễ của phương thức bằng đường sắt khiến mô hình vận chuyển đa phương thức này ở nước ta cực kỳ phổ biến.

2. Mô hình vận tải đường biển kết hợp đường hàng không

Mô hình lý tưởng cho quá trình giao nhận hàng giá trị cao tiết kiệm tối đa chi phí giao nhận trong khí đó vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tính thời vụ, tức giao hàng nhanh

3. Mô hình vận tải đường bộ và đường biển

Kết hợp tính cơ động và tính kinh tế phương thức vận tải này ứng dụng phổ biến trong quá trình đưa hàng hóa “xuyên biên giới”.

4. Mô hình vận tải đường sắt kết hợp đường bộ

Về bản chất chúng tương tự mô hình đường bộ kết hợp đường sắt. Tuy nhiên quy trình giữa các bên lại được đảo ngược. Lợi thế mô hình là sự kết hợp giữa tính an toàn của đường sắt với tính cơ động của đường bộ.

5. Mô hình vận tải hỗn hợp

Là lộ trình đưa hàng hóa từ đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy đến cảng biển của nước nước xuất khẩu, sau đó hàng được chuyên chở bằng đường biển tới cảng biển nước nhập khẩu. Tại quốc gia nhập khẩu, hàng hóa tiếp tục được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy.

Trong khuôn khổ bài viết đã mang đến bạn bức tranh tổng thể nhất về hình thức thức vận chuyển đa phương thức. Hy vọng qua đây, bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích vận dụng vào thực tiễn.


Comments


About Me

119489457_111549604027473_12910700092552

Tôi là 1 blogger hoạt động thường trực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và chuỗi cung ứng. Công việc này mang đến cho tôi nhiều cơ hội phát triển và tham gia vào các hoạt động logistics tại Việt Nam.

Posts Archive

Tags

bottom of page